Khám phá cấu tạo ghế sofa phòng khách CHI TIẾT NHẤT hiện nay

Khám Phá Cấu Tạo Ghế Sofa Phòng Khách CHI TIẾT NHẤT Hiện Nay

Tác giả: Admin   Ngày: 24-03-2022  

Ghế sofa là một thiết bị quá quen thuộc và cần thiết trong mỗi gia đình. Nó giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng của căn nhà. Công dụng của sofa thì chắc hẳn ai nhìn vào cũng sẽ biết, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến cấu tạo ghế sofa thì bài viết này là dành cho bạn, hãy cùng theo dõi cùng nội thất Beyours nhé!

1. Cấu tạo khung ghế sofa

Khung là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ghế sofa, nó giúp quyết định hình dáng và kiểu dáng cố định của chiếc sofa. Khung càng vững thì độ bền của ghế càng cao, chính vì thế để chọn ra một bộ ghế sofa phòng khách cao cấp chất lượng cần tìm hiểu và lựa chọn khung thích hợp nhất. Nhờ đó mà bạn có thể sử dụng qua được nhiều năm, giảm thiểu chi phí cho gia đình.

1.1 Cấu tạo khung ghế sofa bằng gỗ 

Cấu tạo ghế sofa thì không thể thiếu phần khung chính được làm bằng gỗ để tạo được một liên kết, kết cấu bền vững nhất. Khung gỗ này sẽ giúp chịu lực chính, chống biến dạng, mối mọt. Giữa các mối gỗ được nối với nhau bằng mộng và đinh vít nhằm tạo nên kết cấu ổn định nhất, nâng đỡ được trọng lượng của người ngồi. 

Các loại gỗ thịt hoặc gỗ dán là một sự lựa chọn tốt cho việc làm khung ghế sofa, gỗ dán sẽ được sử dụng ở những vị trí có đường cong, cần sự tỉ mỉ để có thể dễ dàng uốn lượn theo ý người thợ, và trọng lượng của loại gỗ này cũng nhẹ nên sẽ không làm tăng trọng lượng của ghế. Đối với phom ghế nên sử dụng những bản gỗ có tiết diện to để tạo hình được phẳng, vững vàng và ổn định cho cấu tạo ghế gỗ.

Để biết được thế nào là một cấu tạo khung ghế sofa tốt, người tiêu dùng cần chú ý kiểm tra sự ổn định của khung bằng cách xô vịn thử xem nó có bi lung lay hay không, bê nặng tay, cảm giác được sự chắc chắn của khung.

Cấu tạo khung ghế sofa bằng gỗ

1.2 Sử dụng sắt làm khung ghế sofa

Ngoài khung gỗ ra thì một số loại khung sofa khác được làm từ sắt hoặc inox với khả năng chịu lực và gánh được trọng lượng tốt hơn. Khả năng chịu lực của khung sắt là từ 5-7 người lớn, tương đương với 400-500kg một cách dễ dàng. Phần khung sắt thường sẽ để lộ ra bên ngoài để có thể dễ dàng vệ sinh, ngoài ra chúng luôn có màu sắc tươi sáng, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho kết cấu ghế sofa. Sofa khung inox thường được ưa chuộng hơn khung sắt bởi vì chúng không bị gỉ sét khi sử dụng. Nhưng có một điểm trừ cho loại khung sắt này là trọng lượng của chúng khá nặng gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Sử dụng sắt làm khung ghế sofa

1.3 Chân ghế 

Chân ghế là bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo ghế sofa khi nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của sofa, nhờ vậy mà đảm bảo sofa có thể tránh được bụi bẩn, ẩm thấp từ sàn nhà. Loại chân ghế vững chãi nhất là loại liền với khung chứ không phải là chân ghế rời. Tuy nhiên chân ghế rời sẽ giúp chúng ta dễ tháo ráp để vận chuyển hơn, nhìn đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn.

Chân ghế sofa trên thị trường hiện nay được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: gỗ, nhựa cứng, sắt hoặc inox tùy theo từng cấu tạo ghế sofa riêng. Đối với chân ghế gỗ thì bao gồm các kiểu chân vuông thấp, tiện hoa văn hoặc là chân tròn. Các mẫu ghế sofa cổ điển sẽ sử dụng chân ghế gỗ tiện hoa văn, còn lại thì đều phù hợp cho các loại sofa hiện đại. Gỗ sồi khá được ưu tiên để làm chân ghế bởi vì độ bền chắc và giá rẻ.

Chân ghế sofa

Chân ghế sắt đa số là được làm với hình dáng ống tròn. Chúng sẽ được sơn phủ tĩnh điện để vừa tăng độ thẩm mỹ cho kết cấu ghế sofa vừa chống gỉ sét, và chúng thường được sử dụng với những kiểu dáng sofa hiện đại. 

Chân ghế inox có những hình dáng như ống tròn ngang, ba chân hoặc dạng chữ V. Với vật liệu inox này thì có ưu điểm về độ bền, trắng sáng và không bị gỉ sét. 

2. Kết cấu của lò xò ghế sofa

Độ đàn hồi của sofa phụ thuộc phần lớn vào lò xo, một bộ phận quan trọng không kém. Lò xo trong cấu tạo ghế sofa tốt còn giúp giữ được hình dáng của ghế và đệm, tránh được tình trạng xẹp lún khi sử dụng, mang đến cảm giác thoải. Hệ thống đinh và ốc vít giúp gắn liền phần lò xo với khung ghế tạo độ chắc chắn, đàn hồi tốt mà không sợ bị gãy hay bung hệ thống lò xo ra ngoài. 

Kết cấu lò xo có hai dạng chính là lò xo dạng tầng và lò xo phương ngang. Chúng được tạo ra và lồng vào những túi lò xo riêng với chất lượng tốt. Chất liệu để làm lò xo thường là thép đặc biệt, hợp kim tốt có biên độ đàn hồi lớn với dạng dây cuộn hay dạng xoắn đứng.

Kết cấu của lò xò ghế sofa

3. Đệm mút của ghế sofa 

Phần đệm mút cũng là một thành phần trong cấu tạo ghế sofa giúp nâng cao độ đàn hồi cho sofa, giữ hình dáng vốn có của sofa. Phần đệm mút được đánh giá cao khi đảm bảo được các yếu tố đàn hồi và thông thoáng cho người dùng. Loại đệm mút chất lượng tốt nhưng kéo theo đó là giá cả hơi cao là loại đệm làm bằng cao su thiên nhiên. Ngoài ra người dùng có thể tham khảo các loại đệm khác có giá thành rẻ hơn như D40, D25, T25,...

Kiểm tra độ bền của đệm mút sofa bằng cách ngồi lên ghế, dùng lực tác động và chú vào thời gian đàn hồi của đệm, nếu đàn hồi nhanh thì đồng nghĩa với việc chất lượng đệm tốt và ngược lại.

Đệm mút của ghế sofa

4. Vỏ bọc ngoài của ghế sofa

Vỏ bọc bên ngoài là một trong những cấu tạo ghế sofa góp phần lớn tạo nên vẻ đẹp và phong thái của bộ sofa. Không chỉ phụ thuộc vào chất liệu vỏ bọc mà còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thợ. Các vỏ bọc sofa phổ biến hiện nay như:

4.1 Chất liệu vỏ bọc ghế sofa bằng da thật 

Da thật là các loại da động vật được xử lý trước khi đem ra làm nguyên liệu bọc ghế. Ưu điểm của loại này là tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh và độ bền khá cao nhưng giá thành khá cao. Các loại da thật thường được sử dụng là da bò, trâu, cá sấu, dê,...Phổ biến nhất trong số này là da bò bởi chất lượng tốt và lỗ chân lông không quá to.

Ngoài da thật thì người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn khác là loại da tổng hợp. Công nghệ ngày càng hiện đại, con người có thể tạo ra da giả giống hệt với da thật mà giá thành lại rẻ hơn, giúp những người có kinh phí thấp hơn có thể chọn mua chúng.

Chất liệu vỏ bọc ghế sofa bằng da thật

4.2 Vải bọc ngoài ghế sofa bằng vải

Vải bọc bằng vải có nhiều mẫu mã đa dạng hơn so với chất liệu da, và nó phù hợp với người trẻ thích thể hiện phong cách riêng của mình, nhiều sức sống. Ngoài ra nó còn có giá thành rẻ hơn các loại vải bọc bằng da mà mức độ thẩm mỹ thì không thua kém gì. Nhược điểm của loại vải bọc này là dễ thấm nước và vết bẩn, khó khăn trong quá trình vệ sinh, từ đó dễ gây ra mùi ẩm mốc khó chịu.

Vải bọc ngoài ghế sofa bằng vải

5. Kinh nghiệm mua ghế sofa đẹp và tốt 

5.1 Lưu ý đến phần chân ghế 

Chân ghế là phần rất quan trọng khi chịu đựng toàn bộ trọng lực của ghế và thêm trọng lực của người ngồi. Nếu chỉ vì giá rẻ mà lựa chọn chân ghế không được chất lượng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị gãy khi phải chịu quá nhiều trọng lực. Chính vì thế cần lưu ý kỹ, lựa chọn những chân ghế chắc chắn để đảm bảo cấu tạo sofa an toàn và chắc chắn. Ngoài ra nên lựa chọn chân ghế có độ dài vừa phải để có thể dễ dàng lau dọn phần sàn nhà dưới ghế.

5.2 Cẩn thận lựa chọn phần đệm ngồi, đệm lưng của ghế sofa

Phần đệm sofa quyết định phần lớn độ thoải mái khi sử dụng. Đệm giá rẻ thường bị lún sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng như đau lưng, mỏi vai,... VÌ thế nên chọn những loại đệm có độ đàn hồi cao để tránh hiện tượng đệm bị lún, giữ được dáng lâu và bền đẹp. 

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu chi tiết nhất về cấu tạo ghế sofa đến người tiêu dùng. Hi vọng với bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn trong việc chọn mua sản phẩm sofa cho mình. Cũng như hiểu rõ hơn về chất liệu vật liệu làm ghế sofa.

Cũ hơn Mới hơn

Định dạng file, doc,docx,xls,xlsx,ppt,pptx, Dung lượng >= 3mb

Định dạng file, doc,docx,xls,xlsx,ppt,pptx, Dung lượng >= 3mb